HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cây hồ tiêu còn có tên gọi khác là cây hạt tiêu, cây hắc hồ tiêu hay đơn giản là cây tiêu. Cây hồ tiêu có tên khoa học: Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Cây hồ tiêu thuộc loại cây dây leo có sức sống mãnh liệt. Thân cây hồ tiêu có những tua leo bám lấy với độ dài trung bình từ 5- 9 cm. Lá cây hình trái xoan, nhọn ở hai đầu, lá mịn, có gân nổi hình mạng. Hoa mọc theo cụm không có bao hoa nhưng lại có nhiều lá bắc bao quanh. Quả mọng không cuống, đường kính cỡ 4-8mm, lúc non màu lục rồi vàng và khi chín có màu đỏ. Hạt tròn, cứng, có mùi thơm và vị cay. Vỏ bên ngoài của quả hồ tiêu có thể bóc ra được, vỏ bên trong có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, có lỗ hổng nhỏ.

Trồng hồ tiêu

Trước khi trồng từ 2 – 3 tuần, cần đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép nọc tiêu từ 10 – 15 cm, sâu 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm rồi bón lót phân chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg Super lân trộn đề u với đất mặt.

Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 – 20 cm, nghiêng 1 góc 45 – 600 hướng ngọn tiêu về gốc nọc, nọc cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén chặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây. Nọc có đường kính nhỏ (< 20 cm) có thể trồng 3 – 4 hom. Nọc xây gạch, cứ 30 cm trồng 1 hom.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống chịu được hạn vào đầu mùa khô.

Chăm sóc cây hồ tiêu

Che bóng cho tiêu non

Khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc dàn che.

Trồng dặm

Sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng trước.

Làm cỏ xới xáo

Làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.,,

Xén tỉa tạo hình

Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây nọc. Tráng dùng các loại dây chuối, dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làm cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công.

Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây.

Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc.

Trong các năm 1 – 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh.

Tủ gốc

Giữ ẩm trong mùa nắng bằng các loại rơm rạ, cỏ khô,… Đề phòng mối và cháy. Tủ cách gốc 10 – 20 cm.

Tưới nước và chống úng cho tiêu:

Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa khô hạn để bước vào mùa mưa. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch.

Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.

Xén tỉa cây nọc sống

Cần xén tỉa cây nọc sống 2 – 3 lần trong mùa mưa để cây tiêu có đủ ánh sáng.

Trong mùa khô không nên xén tỉa, kết hợp với biện pháp tủ gốc tích cực có thể tiết kiệm được lượng nước tưới quan trọng.

QR: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU

CÁC SẢN PHẨM KHÁC

4.5/5
Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay